Vai trò của BIM trong xã hội
Trong các ngành kinh tế của một quốc gia thì ngành công nghiệp xây dựng đóng một vai trò quan trọng. Một quốc gia có ngành công nghiệp xây dựng phát triển thì nền kinh tế đó được xem là nền kinh tế mạnh và bền vững. Với xu thế về công nghiệp 4.0, BIM chính là tên của cuộc cách mạng trong ngành xây dựng hiện đại ngày nay.
Đầu thế kỷ 21, khi mới xuất hiện thì chỉ thấy BIM có vai trò cho ngành xây dựng để nâng cao năng suất – chất lượng, giảm giá thành, giảm thiểu thời gian cho tiến trình sản xuất – lắp đặt/ xây dựng. Nhưng vào những năm từ 2010 trở lại đây, các quốc gia tiên tiến trên thế giới đã cho thấy vai trò của BIM lớn dần lên đến tầm mức xã hội. Nếu chỉ nhận thức vai trò của BIM trong ngành công nghiệp xây dựng mà không nhận thức được vai trò của nó với xã hội thì không khác gì thấy cây mà không thấy rừng.
Hình 1. Nhận thức BIM
Vì vậy, khi tiếp nhận và áp dụng BIM cho 1 tổ chức ở bất kỳ cấp độ nào trong xã hội cũng phải nhận thức rằng: muốn thành công thì phải chú ý đến nhiều vấn đề khác nhau của xã hội chứ không phải vấn đề công nghệ. Cụ thể, BIM phải được nhìn thấy một cách tổng thể gồm 06 yếu tố cơ bản: Chiến lược, Tiềm năng của mô hình BIM, Tiến trình(Quy trình), (xây dựng mô hình)Thông tin, Hạ tầng (công nghệ thông tin) và Nhân lực. Trong các tổ chức khi áp dụng đều phát sinh các vấn đề. Phải giải quyết các vấn đề đó sao cho 06 yếu tố này hài hòa với nhau thì mới có được một bức tranh toàn cảnh về BIM chính xác và hiệu quả.
Hình 2. Bức tranh toàn cảnh của BIM
Vai trò của BIM trong ngành công nghiệp xây dựng
BIM là một cơ hội để năng lực cạnh tranh và phát triển trên thị trường. BIM được tiến hành đồng thời 03 nội dung.
Tạo lập mô hình thông tin xây dựng – BIM – Building Information Modeling
- Nâng cao năng suất lao động.
- Phát triển chất lượng người lao động
- Tạo lập các ngành nghề mới để thay thế những ngành nghề sẽ bị mất đi do cuộc cách mạng BIM
Mô hình thông tin xây dựng – BIM – Building Information Model
- Nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Giảm giá thành sản phẩm xây dựng
- Phong phú hóa sản phẩm để phục vụ nhu cầu của thị trường
Quản lý thông tin xây dựng – BIM – Building Information Management
- Nâng năng lực quản lý từ vi mô đến vĩ mô.
- Tích hợp dữ liệu của ngành công nghiệp vào cơ sở dữ liệu – Big Data để hòa nhập vào Cách mạng 4.0 của nhân loại
Vai trò của Quản lý cấp nhà nước
Nhà nước đóng vai trò hết sức quan trong trong định hướng, đề ra tiêu chuẩn và cách áp dụng BIM cho ngành Công nghiệp xây dựng Việt Nam.
Ngày 22 tháng 12 năm 2016, Quyết định số 2500/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nước CHXNCN Việt Nam về “PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ÁP DỤNG MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH (BIM) TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH”. Quyết định đã nêu lên quan điểm, mục tiêu, nội dung công việc, tiến độ, vốn đầu tư, nguồn vốn và một số giải pháp để từng bước áp dụng BIM ở các dự án cấp Quốc gia. Tạo tiền đề phát triển một hướng dẫn chung cho ngành.
Ngày 11 tháng 10 năm 2017, Quyết định số 1057/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về “CÔNG BỐ HƯỚNG DẪN TẠM THỜI ÁP DỤNG MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH (BIM) TRONG GIAI ĐOẠN THÍ ĐIỂM”. Quyết định này được hướng dẫn áp dụng thí điểm cho các dự án cấp Nhà nước.
Ngày 02 tháng 4 năm 2021, Quyết định số 348/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về “CÔNG BỐ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH (BIM)”. Bộ Xây dựng chính thức ban hành văn bản có tính chất hướng dẫn áp dụng đại trà cho các dự án.
Như vậy, ở cấp độ quản lý nhà nước, đã có huớng dẫn cũng như lô trình áp dụng BIM trong ngành công nghiệp xây dựng. Nhận thấy rõ, BIM đang thành xu hướng tất yếu.
Với Tập đoàn Bcons
Từ 2013, khi mới vừa thành lập, Ban Lãnh đạo của Tập đoàn Bcons đã xác định BIM là cốt lõi tạo ra giá trị, sự khác biệt cho các sản phẩm của Tập đoàn Bcons.
Để phát triển và ứng dụng BIM, đến nay Tập đoàn Bcons vẫn tiếp tục và đầu tư mạnh mẽ vào BIM, đồng thời tập trung phát triển nguồn nhân lực, đầu tư hạ tầng công nghệ, các phần mềm bản quyền và hệ thống các quy trình BIM, tiêu chuẩn của BIM. Toàn bộ 100% các dự án của Tập đoàn Bcons được Thiết kế dưới dạng Mô hình thông tin – BIM. Điều này giúp cho các dự án được đồng nhất từ khâu Thiết kế (Kiến trúc – Kết cấu – M&E), bốc tách khối lượng, giảm thiểu xung đột giữa các bộ môn trong quá trình thi công và quản lý vận hành khi đưa vào bàn giao, sử dụng với mục tiêu tối ưu hóa chi phí, giảm thiểu sai xót và nâng cao tiêu chuẩn chất lượng cho các dự án của Tập đoàn Bcons.
Hình 4. Mô hình thông tin M&E của một dự án của Tập đoàn Bcons
Hình 5. Mô hình thông tin M&E của một dự án của Tập đoàn Bcons: kiểm tra xung đột trong bộ môn M&E và bộ môn M&E với các cấu kiện Kết cấu.
BIM sẽ tiếp tục là một trong các mục tiêu ưu tiên phát triển hàng đầu của Tập đoàn Bcons trong chiến lược phát triển bền vững của Tập đoàn để mang đến giá trị cho Xã hội và Khách hàng.
(Bài viết có tham khảo một số tài liệu của Thầy Nguyễn Phước Thiện)
Mua căn hộ chung cư Bcons Polaris, dự án căn hộ chung cư Bcons Polaris năm 2023